Create awesome and mobile-friendly websites!

Cách chữa đau bụng kinh nguyệt

Đau bụng kinh nguyệt là hiện tượng mà hầu hết những phụ nữ trong độ tuổi sinh sản gặp phải, tùy vào cơ địa mỗi người mà mức độ đau cũng sẽ khác nhau. Vậy nếu bạn thường xuyên gặp phải tình trạng đau bụng kinh nguyệt thì phải khắc phục như thế nào? Bài viết dưới đây là một vài chia sẻ về cách chữa đau bụng kinh nhanh chóng qua tư thế nằm để giảm tình trạng khó chịu mỗi khí “đến ngày” khiến nữ giới gặp nhiều bất tiện ảnh hưởng tới cuộc sống.

Đau bụng kinh nguyệt những vấn đề chị em cần biết

Đau bụng kinh là như thế nào?

Đau bụng kinh là tình trạng có những cơn đau liên tục và vùng bụng dưới bị co thắt lại, nữ giới sẽ xuất hiện tình trạng đau bụng kinh trước và trong những ngày của chu kỳ kinh nguyệt, với một số phụ nữ những cơn chỉ hơi khó chịu, nhưng cũng có những người tình trạng đau bụng kinh dữ dội và mức độ đau dữ dội có thể ảnh hưởng tới các sinh hoạt hàng ngày của cuộc sống, gây ảnh hưởng không nhỏ tới học tập, công việc.

Hiện tượng đau bụng kinh nguyệt thông thường sẽ có hai loại: đau bụng kinh nguyên phát (thường gặp ở những bạn gái mới bắt đầu có kinh và thường sẽ kéo dài trong khoảng 2 đến 3 năm), loại thứ hai là đau bụng kinh thứ phát (xuất hiện ở chị em đang trong độ tuổi sinh sản).

Những triệu chứng của đau bụng kinh nguyệt

Tình trạng đau bụng kinh được biểu hiện với nhiều mức độ khác nhau tùy vào cơ địa của từng chị em, thông thường những triệu chứng phổ biến mỗi khi chị em đến tháng như sau:

✜ Vùng bụng dưới bị đau liên tục và có hiện tượng co thắt hoặc có thể xuất hiện tình trạng nghiêm trọng hơn, những cơn đau này trước kỳ kinh từ 1 – 3 ngày sẽ xuất hiện và vào ngày đầu tiên của chu kỳ cơn đau sẽ nặng hơn, và giảm dần mức độ đau vào những ngày sau;

✜ Đau âm ỉ, đau ở vùng thắt lưng và lan xuống vùng đùi. Cảm thấy trong bụng có áp lực tạo cảm giác khó chịu;

✜ Ngoài ra sẽ có một số triệu chứng nếu mức độ đau bụng kinh nghiêm trọng hơn đó là dạ dày khó chịu, có cảm giác buồn nôn, đi ngoài phân lỏng, nhức đầu chóng mặt hoặc choáng ngất.

Đau bụng kinh nguyệt nguyên nhân do đâu?

Tử cung sẽ bị co bóp trong những ngày của chu kỳ kinh nguyệt để thải chất đệm lót tử cung, tình trạng co thắt nghiêm trọng sẽ dẫn tới các mạch máu nuôi tử cung bị co lại, các phần cơ sẽ cần thời gian để cung cấp oxy nên sẽ gây đau. Ngoài ra đau bụng kinh nguyệt cũng có thể do những nguyên nhân về sức khỏe gây ra như:

Lạc nội mạc tử cung: Là khi các mô tuyến tử cung phát triển ngoài tử cung, những vị trí thường gặp nhất là trên ống dẫn trứng, buồng trứng hoặc các mô xếp khung xương chậu;

U xơ tử cung: Phát triển các tế bào không bị ung thư trong thành tử cung cũng là nguyên nhân gây đau khi chị em đến ngày;

Lạc nội mạc trong cơ tử cung (Adenomyosis): Là tình trạng các mô tuyến tử cung bắt đầu phát triển thành những bức tường cơ tử cung sẵn sàng cho sự làm tổ của thai, lớp nội mạc tử cung bong ra khiến chị em bị đau bụng và hành kinh;

Bệnh viêm vùng chậu: Các cơ quan sinh dục nữ giới bị nhiễm khuẩn do vi khuẩn lây nhiễm qua đường tình dục, tình trạng bệnh khiến cho ngày kinh kéo dài, gây mất máu và đau đớn cho chị em;

Hẹp cổ tử cung: Hẹp cổ tử cung hay dị dạng cổ tử cung (có thể do bẩm sinh hoặc do nhiều nguyên nhân sinh lý) điều này sẽ cản trở quá trình chảy máu kinh nguyệt tăng áp suất vào bên trong tử cung sẽ gây đau đớn cho nữ giới.

Cách chữa đau bụng kinh nguyệt qua tư thế nằm

Mỗi khi "đến ngày", tình trạng đau tức khó chịu khiến cho nhiều chị em lo lắng. Một vài chia sẻ đơn giản sau đây về cách chữa đau bụng kinh nguyệt qua tư thế nằm giúp giảm đau bụng kinh nhanh chóng và hiệu quả chị em có thể thực hiện ngay.

Nằm nghiêng, người hơi co lại: Nhiều chị em trong chu kỳ kinh nguyệt đã áp dụng tư thế nằm này, là tư thế giúp giảm đau bụng dưới hiệu quả, khi nằm nghiêng thì những cơ vùng bụng sẽ tự động giãn ra, cơn đau sẽ được khắc phục ngay.

Chị em nên nằm nghiêng về phía bên phải để cơ thể được dễ chịu và cơ quan nội tạng không bị ảnh hưởng, giấc ngủ cũng được sâu hơn, để đạt được hiệu quả cao hơn chị em có thể kết hợp cùng với việc chườm nóng hoặc sử dụng thuốc giảm đau.

Nằm ngửa, kê gối dưới đầu gối: Nhiều chị em sẽ nghĩ nằm ngửa thì máu sẽ tràn ra ngoài nhưng đây lại là một tư thế có thể giúp chị em thoải mái trong mỗi kỳ “đèn đỏ”, chị em có thể dùng gối đặt dưới đầu gối sẽ giảm đáng kể những cơn đau bụng, đau lưng, chiếc gối sẽ hạn chế cơn đau quặn, đồng thời khi nằm ngửa cột sống cũng bớt nhức mỏi hơn rất nhiều.

Một số lưu ý về tư thế nằm trong chu kỳ kinh nguyệt chị em cũng nên lưu ý:

- Chị em nên lưu ý mỗi khi đến tháng, tuyệt đối không nên nằm sấp vì có thể gây nguy hiểm cho cơ quan nội tạng, đặc biệt là vòng 1, tử cung, bàng quang, tư thế này cũng khiến dây chằng ở ngực bị đè nén ảnh hưởng tới quá trình lưu thông máu nên đau bụng kinh càng nặng hơn;
- Để cảm thấy thoải mái hơn, có thể thay đổi tư thế thường xuyên trong khi ngủ tránh gây mỏi khó chịu. Mặc đồ ngủ rộng rãi và thoáng để giấc ngủ được thoải mái và sâu hơn;
- Ngoài cách chữa đau bụng kinh qua tư thế nằm chị em cũng cần chú ý chế độ ăn uống, lối sống để giảm bớt sự khó chịu trong những ngày của chu kỳ kinh nguyệt;
- Tuy nhiên nếu đau bụng kinh là do những vấn đề sức khỏe thì chị em cần sớm tới bác sĩ để được thăm khám cụ thể và có hướng điều trị phù hợp.

Trên đây là một số thông tin chia sẻ từ các bác sĩ chuyên khoa sản phụ khoa Phòng khám Thái Hà về vấn đề "Cách chữa đau bụng kinh nguyệt qua tư thế nằm" khá hiệu quả, chị em có thể tham khảo và áp dụng. Nếu đang có những vấn đề về bệnh lý cần được tư vấn chi tiết hơn nhấc máy và gọi ngay tới tổng đài tư vấn 0325.780.327 để được giải đáp nhanh nhất từ các chuyên gia.
http://suckhoeviet.id.st/tong-hop-meo-giam-dau-bung-kinh-a202238214
https://bacsigiadinh.8b.io/yeu-sinh-ly.html
https://bacsigiadinh.8b.io

Create awesome and mobile-friendly websites!